Đông Triều là một thị xã nằm ở phía tây tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam.Đông Triều nằm ở giao lộ của vùng tam giác kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Thị xã Đông Triều cách thành phố Hạ Long khoảng 60km, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 100km.
Nơi đây là quê gốc của nhà Trần - một trong những triều đại hùng mạnh nhất lịch sử Việt Nam.
Khu Di tích nhà Trần
Quần thể khu di tích nhà Trần ở Đông Triều ở phía Nam dãy núi Đông Triều thuộc địa bàn 4 xã: An Sinh, Bình Khê, Thủy An và Tràng An đã được Nhà nước xếp hạng cấp quốc gia từ năm 1962. Quy hoạch khu di tích nhà Trần bao gồm 14 điểm di tích: Đền An Sinh, lăng Tư Phúc, đền Thái, Thái Lăng, Mục Lăng, Ngải Sơn Lăng, Phụ Sơn Lăng, Nguyên Lăng, Đồng Hỷ Lăng, chùa Ngọc Thanh, chùa Ngọa Vân, chùa Tuyết, chùa Quỳnh Lâm và chùa Hồ Thiên.
Lễ hội hàng năm của di tích nhà Trần thường khai hội vào ngày 9/1 (Âm lịch) và kéo dài trong suốt 3 tháng mùa xuân.
Nơi đây, dân tộc ta đã 3 lần chiến thắng oanh liệt quân xâm lược: Năm 938, Ngô Quyền chỉ huy quân và dâ
1. Am Ngoạ Vân
Di chuyển từ Hà Nội – Ngọa Vân: Khoảng cách: 125km
Từ Hà Nội các bạn có thể đi theo QL1 đi Bắc Ninh, rẽ sang QL18 đi Chí Linh, Sao Đỏ, Đông Triều. Đến trung tâm Thị xã Đông Triều thì đi thẳng đường Trần Nhân Tông để tới đền An Sinh. Từ đây tiếp tục đi đến hồ Trại Lốc, men theo hồ đến khu di tích Nhà Trần rồi tiếp theo sẽ đến được ga cáp treo đi Ngọa Vân.
Di chuyển từ Hạ Long – Đông Triều: Khoảng cách: 78km
Từ trung tâm thành phố Hạ Long di chuyển dọc theo Quốc lộ 18 đến trung tâm Thị xã Đông Triều thì đi thẳng đường Trần Nhân Tông tới đền An Sinh. Từ đây tiếp tục đi đến hồ Trại Lốc, men theo hồ đến khu di tích Nhà Trần rồi tiếp theo sẽ đến được ga cáp treo đi Ngọa Vân.
Ảnh: sưu tầm
Tháng 8 năm 1299 vua Trần Nhân Tông rời bỏ cung Trùng Quang Phủ Thiên Trường (Nam Định) xuất gia vào núi Yên Tử tu hành khổ hạnh, lấy hiệu là Hương Vân Đại Đầu Đà và xưng là Trúc Lâm Đại Sĩ. Tháng 5 năm 1307, Trúc Lâm Đại Sĩ lên tu tại một am nhỏ trên đỉnh Ngọa Vân, am nhỏ đó được gọi tên theo đỉnh núi nơi dựng am từ là am Ngọa Vân. Ngày 01 tháng 11 năm 1308 (Mậu Thân) Ngài “an nhiên viên tịch” ở tư thế sư tử nằm tại am Ngọa Vân, kết thúc trọn vẹn quá trình tu hành hóa phật của Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Sau khi Ngài hóa Phật, các đệ tử đã hỏa thiêu Ngài ngay tại am Ngọa Vân, đồng thời cho xây dựng một tòa bảo tháp để lưu giữ xá lỵ của Ngài tại đỉnh và gọi tên là Phật Hoàng tháp.
Đầu thế kỷ 20, các kiến trúc xây dựng thời Lê Trung Hưng phần lớn đã bị đổ nát, nhân dân làng Đốc Trại (nay là làng Trại Lốc), làng được triều đình ngà Nguyễn giao cho việc trông coi thờ phụng lăng tẩm các vị vua Trần và chùa Ngọa Vân đã trùng tu, tôn tạo các công trình cũ còn lại và xây mới nhà Tổ, am Ngọa Vân và am Sơn Thần.
Trải suốt chiều dài lịch sử hơn 70 năm, am Ngọa Vân từ lúc ban đầu chỉ là một “thảo am” nơi Trúc Lâm Đại Sĩ tu hành và đắc đạo, trở thành thánh địa của Thiền phái Trúc Lâm nói riêng và Phật giáo Việt Nam nói chung.
2. Đền An Sinh
Di chuyển từ Hà Nội – Đền An Sinh: Khoảng cách: 100km
Từ Hà Nội các bạn có thể đi theo QL1 đi Bắc Ninh, rẽ sang QL18 đi Chí Linh, Sao Đỏ, Đông Triều. Đến trung tâm Thị xã Đông Triều thì đi thẳng đường Trần Nhân Tông để tới đền An Sinh.
Di chuyển từ Hạ Long – Đền An Sinh Khoảng cách: 70km
Từ trung tâm thành phố Hạ Long di chuyển dọc theo Quốc lộ 18 đến trung tâm Thị xã Đông Triều thì đi thẳng đường Trần Nhân Tông để tới đền An Sinh.
Ảnh: Phòng Văn hoá thị xã Đông Triều
Khu di tích Đền An Sinh ở xã An Sinh, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Từ quốc lộ 18A đến trung tâm phường Đông Triều, rẽ trái (nếu đi từ Hà Nội) khoảng 5 km là vào tới đền. Khu di tích bao gồm một ngôi đền và lăng mộ của các vị vua Trần, nằm rải rác trong một khuôn viên khá rộng lớn có bán kính 20 km để thờ “Bát vị Hoàng Ðế” thời Trần. Di tích được xây dựng thời Trần, trùng tu vào thời Hậu Lê và thời Nguyễn.
Khu lăng mộ An Sinh thờ các vị vua Trần Thái Tông (1225-1258), Trần Thánh Tông (1258-1278), Trần Nhân Tông (, Trần Anh Tông, Trần Minh Tông, Trần Hiến Tông, Trần Nghệ Tông. Trần Giản Định, tức là Giản Định Đế, là vị vua nhà Hậu Trần, con trai của Trần Nghệ Tông, xưng đế năm 1407, cũng được thờ tại đây. Trong bán kính 4km là rải rác các lăng mộ và cũng có 175 đời nhà Trần
Khu vực đền có diện tích khá rộng, khoảng 80.000 m2. Cổng đền có những hàng nhãn cổ thụ làm cho cảnh quan đền thêm cổ kính. Quanh đền có 14 cây đại thụ, biểu hiện cho 14 đời vua nhà Trần. Trước đền có tám cây vạn tuế biểu hiện cho tám vị vua được thờ ở đây.
3. Đền Thái
Di chuyển từ Hà Nội – Đền Thái: Khoảng cách: 103km
Từ Hà Nội các bạn có thể đi theo QL1 đi Bắc Ninh, rẽ sang QL18 đi Chí Linh, Sao Đỏ, Đông Triều. Đến trung tâm Thị xã Đông Triều thì đi thẳng đường Trần Nhân Tông để tới đền An Sinh. Từ đây tiếp tục di chuyển đến Hồ Trại Lốc đi men theo hồ sẽ đến đền Thái.
Di chuyển từ Hạ Long – Đền Thái: Khoảng cách: 72km
Ảnh: sưu tầm
Từ trung tâm thành phố Hạ Long di chuyển dọc theo Quốc lộ 18 đến trung tâm Thị xã Đông Triều thì đi thẳng đường Trần Nhân Tông tới đền An Sinh. Từ đây tiếp tục di chuyển đến Hồ Trại Lốc đi men theo hồ sẽ đến đền Thái.
Đền Thái tọa lạc trên một quả đồi thấp, có tên đồi Đình, ở thôn Trại Lốc 2, xã An Sinh (Đông Triều). Đây là một trong những di tích quan trọng bậc nhất nằm trong quần thể các di tích lịch sử nhà Trần ở Đông Triều được xếp hạng di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt.
Theo lịch sử, văn bia và kết quả khai quật khảo cổ học tại Thái miếu năm 2008 – 2010 cho thấy: Thái miếu được xây dựng từ thời Trần (thế kỷ XIII) và là nơi thờ tự các vị vua đầu tiên nhà Trần. Đến có sự hài hòa về không gian tổng thể kiến trúc và những sắc thái riêng biệt , độc đáo của toàn bộ các hạng mục công trình, bên cạnh đó là lượng lớn các di vật gồm các loại hình vật liệu kiến trúc, gốm sứ, đồ kim loại.
Hotline: 0913 265 009; ZALO, VIBER (+84)855628862